Latest Entries »

Họ Penthoraceae có một chi là Penthorum, với khoảng 1 – 3 loài trên thế giới. Ở Việt Nam, có 1 loài là Penthorum chinense Pursh (Rau rễ xé, Thủy trạch lan, Ngũ trục, Xạ căn). Trước đây, họ Penthoraceae được xếp vào họ Saxifragaceae, nay được tách ra thành họ riêng, cùng Bộ Cỏ tai hổ – Saxifragales.

Cây được sử dụng làm rau ăn (mầm non) và làm thuốc. Dùng làm thuốc trị hoàng đản, thuỷ thũng đòn ngã tổn thương sưng đau, kinh bế, băng huyết, đới hạ.

Cây mọc men theo rạch, kẽ đá ẩm, bờ ao từ Sapa (Lào Cai) dọc sông Hồng, tới Hà Nội.

Ảnh được chụp ở vùng đầm lầy huyện Mỹ Đức – Hà Nội. Trông bên ngoài sẽ dễ nhầm lẫn sang họ Boraginaceae.

View full article »

Họ Toricelliaceae có 1 chi và 3 loài trên thế giới. Phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Việt Nam có 1 loài là Toricellia angulata Oliv. var. intermedia (Harms ex Diels) Hu  – Tô sơn lá răng, Thảo lý mộc, Lan nê thu. Được sử dụng làm thuốc để chữa chấn thương cho người và vật nuôi.

Ở Việt Nam, có thể gặp loài này ở Sa pa – Lào Cai, hay Cao Bằng (huyện Thông Nông)

View full article »

Họ Rhoipteleaceae có 1 chi, 1 loài trên thế giới. Phân bố ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc – là loài đặc hữu của khu vực Đông Á. Mọc từ độ cao 700 – 2.500m, ở Việt Nam có thể gặp tại Sa pa – Lào Cai. Đôi khi cũng được xếp vào cùng họ Juglandaceae.

Loài Roi tê, Đuôi ngựa Rhoiptelea chiliantha Diels & Hand.-Mazz. là cây gỗ to, gỗ tốt nên được dùng trong xây dựng, làm nội thất và đồ đạc. Được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.

View full article »

Họ Philydraceae trên thế giới có 3 chi (Helmholtzia, Philydrella, Philydrum), với 6 loài. Ở Việt Nam có 1 chi với 1 loài là Cỏ đuôi lươn – Phylidrum lanuginosum Banks & Sol. ex Gaertn. Cây mọc ở vùng ruộng, đất lầy khắp nơi. Cây được dùng làm thuốc trị ghẻ, nấm, vẩy nến. Còn dùng cho phụ nữ có thai và bệnh sản hậu.

Phylidrum lanuginosum Banks & Sol. ex Gaertn. – Ảnh này chụp ở vùng đầm ruộng Quảng Ninh.

Cụm hoa

View full article »

Họ Hoa tím ở Việt Nam có 3 chi (Viola, Hybanthus, Rinorea) với khoảng 30 loài. Trong đó hay gặp nhất là các loài thuộc chi Viola (có khoảng 22 loài), các loài này thường mọc ở vùng có độ cao khá lớn (thường ở độ cao 1.000m trở lên), trong đó có nhiều loài được sử dụng làm thuốc.

1. Viola tonkinensis Gagn. – Hoa tím Bắc bộ. Ảnh chụp ở Dền Thàng – Bát Xát – Lào Cai

View full article »

Họ Dương Đào ở Việt Nam có 2 chi là ActinidiaSaurauia với khoảng 11 loài. Trong đó có loài quen thuộc là Kiwi mà chúng ta hay ăn quả.

Dưới đây là một số loài tôi chụp được (thuộc chi Saurauia – Sổ dả, Nóng)

1. Saurauia fasciculata Wall. – Nóng hoa bó, Sổ dả bó. Loài này gặp khá nhiều ở Lào Cai

View full article »

Họ Cà (Solanaceae) ở Việt Nam có 16 chi, với khoảng 50 loài. Rất nhiều loài quen thuộc.

1. Brugmansia suaveolens (Willd.) Bercht. & Presl. – Đại cà Dược, Angel’s Trumpet. Cây được trồng làm cảnh

View full article »

Họ Carlemanniaceae ở Việt Nam có 2 chi, 2 loài là Carlemannia tetragonia Hook. f. và Silvianthus tonkinensis (Gagnep.) Ridsdale.

Loài Carlemannia tetragonia Hook. f. – Hương khiếm, Cạt man 4 cạnh – Ảnh chụp ở Sapa – Lào Cai

Trong chuyến công tác lên Bát Xát – Lào Cai để làm việc cho dự án của Ucodep, chúng tôi phát hiện một loài cây lạ. Nhìn lá và hoa thì đoán chừng là họ Capparaceae, tuy nhiên, khi tham khảo các loài thuộc họ Capparaceae ở Việt Nam thì không thấy loài nào giống như vậy. Bẵng đi gần một năm, tình cờ khi tôi đang xem cuốn Flora Reipublicae Popularis Sinicae – Capparaceae thì thấy một loài mô tả giống như loài đã phát hiện trên Bát Xát. Kiểm tra lại các đặc điểm hình thái thì thấy đây đúng là loài Borthwickia trifoliata W. W. Smith, nó chưa có tên Việt Nam, tạm đặt nó là “Tiết sóc mộc” dựa theo tên từ tiếng Trung (jie shuo mu). Chi Borthwickia được mô tả năm 1911, trên thế giới, chi này có mỗi một loài là Borthwickia trifoliata W. W. Smith. Loài này mới thấy phân bố ở S Yunnan, E và N Myanmar. Đây có thể là một chi và loài mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam.


Hôm trước một bác ở Hà Tĩnh mang ra một mẫu cây, trông khá hay, lần đầu tiên mình gặp, lúc đầu không biết là gì. Đoán chừng thì là Lecythidaceae, vì trông cái quả cũng có vẻ giống, nhưng chùm quả ngắn quá chứ ko dài như chi Barringtonia. Sau mới biết nó họ Sterculiaceae, TKH: Heritiera littoralis Dryans. Loài này mọc dựa biển, từ Bắc tới Nam.

Hoa Cui biển

Quả Cui biển

Chi Heritiera có 4 loài ở Việt Nam là H. angusta Pierre – Cui mùa thu; H. cordata – Cui lá tim; H. littoralis Dryand.; H. macrophylla Wall. ex Kurz – Cui lá to (V.V.Chi – 2007 – Sách tra cứu tên cây cỏ VN).

Theo P.H.Hộ, chi Heritiera ở Việt Nam có 5 loài và một thứ là H. cochinchinensis (Pierre) Kost. – Huỷnh (Loài này đã được chuyển sang chi khác – Tarrietia javanica Blume); Heritiera angustata Pierre.; Heritiera cordata Kost., Heritiera cordata Kost. var.?, Heritiera littoralis Dryand., Heritiera macrophylla Wall.